Nắn chỉnh nha ( niềng răng) cố định

13 Tháng Tư, 2016 lúc 9:30 sáng 0 Bình luận
Nắn chỉnh răng cố định:
 Chỉnh nha là một chuyên ngành của chuyên khoa Răng Hàm Mặt, chuyên chẩn đoán, điều trị những lệch lạc răng và khuôn mặt. Như răng khấp khểnh, chen chúc, cắn chìa, cắn sâu, cắn chéo, cắn hở, răng xô lệch, răng thưa, vẩu hoặc móm. Điều trị chỉnh nha đòi hỏi những hiểu biết và kỹ năng chuyên biệt để thiết kế, sử dụng và kiểm soát những khí cụ chỉnh nha để dịch chuyển răng và xương hàm về vị trí đúng, tạo nên khuôn mặt cân đối.
3
khuôn mặt cân đối và nụ cười tự nhiên luôn hấp dẫn người đối diện

Tại sao cần chỉnh nha ?

Tất cả mọi người đều mong muốn có được một nụ cười đẹp, răng trắng, sáng, đều, sạch sẽ và khỏe mạnh. Một hàm răng khấp khểnh, chen chúc thường rất khó làm sạch. Điều này không chỉ làm cho bạn dễ bị sâu răng mà còn dễ bị viêm lợi. Các vấn đề khác có thể xảy ra là mòn men răng bất thường, tạo lực quá tải lên xương hàm, làm rối loạn hoạt động của khớp thái dương hàm và có thể dẫn đến đau khớp, đau đầu hoặc đau cổ mạn tính. Ngoài việc giảm khả năng ăn nhai, sai khớp cắn còn ảnh hưởng đến hô hấp, tuần hoàn máu và phát âm. Chỉnh nha sẽ là phương án lựa chọn tối ưu cho những hàm răng khấp khểnh, sắp xếp lại vị trí của răng trên cung hàm làm cho hàm răng thay đổi trở nên đều, giúp xương hàm và các cơ nhai phát triển đúng. Như vậy sẽ làm giảm nguy cơ sâu răng, viêm lợi đảm bảo các chức năng của miệng như nhai, thở, phát âm, giảm nguy cơ chấn thương răng.

Dưới đây là những loại sai khớp cắn thường gặp : 

1. Hai hàm đúng vị trí nhưng trên mỗi hàm các răng khấp khểnh, chen chúc, lệch lạc, xoay trục.nhakhoaquocteaumy.comnhakhoaquocteaumy.com

 

 

 

 

 

 

 

2. Hàm trên nhô quá về phía trước, hoặc hàm dưới lùi quá về phía sau (vẩu).

nieng-rang-chua-ho-3

      3. Khớp cắn ngược : Hàm dưới nhô quá về phía trước hoặc hàm trên lùi quá về phía sau (móm).

rang-mom

4. Khớp cắn hở : Khi cắn, răng hàm chạm nhau nhưng răng cửa vẫn hở.

benh-khop-can-ho  

     5. Khớp cắn sâu ( khớp cắn lắp hộp) : Khi cắn lại, răng trên che phủ hoàn toàn răng dưới.

6 (1)

Chỉnh nha có 2 phương pháp, chỉnh nha tháo lắp và chỉnh nha cố địn, thông thường khi bệnh nhân đến chỉnh nha, bác sĩ sẽ khám và đánh giá tình trạng răng, xương hàm, độ tương quan phát triển của 2 hàm, xu hướng phát triển của sọ mặt mà đưa ra lựa chọn phương pháp chỉnh nha phù hợp cho từng trường hợp cụ thể, có thể áp dụng phương pháp chỉnh nha tháo lắp cho trường hợp này đã đạt được hiệu quả, cũng có thể phải áp dựng phương pháp chỉnh nha cố định cho trường hợp kia mới mong có được kết quả tốt hoặc phải kết hợp cả 2 phương pháp trên cùng 1 bệnh nhân.nhakhoaquocteaumy.comnhakhoaquocteaumy.comnhakhoaquocteaumy.com13312746_714438165362281_8679791701809405692_n13233012_714437858695645_5654800838367961800_n

 

 Ca chỉnh nha – niềng răng áp dụng cả 2 phương pháp  chỉnh nha để giảm bớt thời gian mang hàm chỉnh cố định.

Chỉnh nha tháo lắp:

Chỉnh nha bằng loại hàm có thể lắp vào và tháo ra khỏi miệng dễ dàng, tùy ý. Hàm thường được sử dụng để điều chỉnh một răng hay một nhóm răng được chỉ định. Chỉnh nha hàm tháo lắp nghiêng răng là chủ yếu, khả năng di chuyển được chân răng rất ít, hàm tháo lắp có nhiều hình thức và tác dụng khác nhau. Bệnh nhân sẽ tự mang hàm mỗi ngày và có thể cả khi đi ngủ. Hàm tháo lắp có ưu điểm là thực hiện nhanh, chi phí thấp, tiện lợi và thoải mái cho bệnh nhân khi cần tháo ra. Tuy nhiên cũng có nhược điểm là dễ hư hỏng, dễ mất, bệnh nhân không tự giác mang hàm thường xuyên thì khả năng điều trị của hàm hạn chế và chỉ được chỉ định sử dụng trong một số trường hợp không phức tạp.TWB OC NONG RONG
1782045_1633024236925502_4299757623439457898_n

 

 

 

 

Chỉnh nha cố định:Chinh-nha-nieng-rang41Mắc cài được gắn lên bề mặt  răng khi bắt đầu điều trị, chỉ được tháo bỏ khi kết thúc quá trình chỉnh nha

Hệ thống chỉnh nha này gồm có các bộ phận sau:

– Các mắc cài, khâu (ben, đai) được gắn cố định vào mặt răng bằng vật liệu dán dính chuyên dụng hoặc Ciment.

– Mắc cài có thể được gắn ở mặt ngoài răng (chỉnh nha mặt ngoài) có thể được gắn ở mặt trong của răng (chỉnh nha mặt trong).
– Cung dây thẳng để liên kết các mắc cài với nhau.
– Các loại chun đàn hồi để giữ dây cung vào các mắc cài và khâu, đồng thời tạo lực trên dây và răng.
Các mắc cài, khâu và dây cung thường được làm bằng kim loại. Hiện nay có một số loại mắc cài thẩm mỹ làm bằng Composite, sứ hoặc đá. Các dây chun đàn hồi có nhiều màu khác nhau.

nhakhoaquocteaumy.com
mắc cài sứ thẩm mỹ – gắn mặt ngoài răng
nhakhoaquocteaumy.com
mắc cài gắn mặt trong mặt lưỡi)

 

 

 

 

 

Chỉnh nha cố định bằng hệ thống mắc cài là phương pháp thông dụng nhất hiện nay nhờ có ưu điểm về hiệu quả điều trị. Chỉnh được chính xác vị trí của từng răng theo 3 chiều không gian, lực kéo nhẹ có kiểm soát để không làm tổn thương đến các tổ chức quanh răng, không tỳ đè vào lợi hoặc xương hàm.

Chỉnh nha nói chung không ảnh hưởng lớn đến cuộc sống sinh hoạt của bạn. Bạn vẫn có thể ăn uống bình thường, chơi thể thao, ca hát và ra trước công chúng.
Khó khăn lớn nhất trong chỉnh nha là thời gian điều trị kéo dài. Chỉnh nha cần có thời gian đủ để các răng di chuyển trong khoảng giới hạn an toàn. Thời gian điều trị phụ thuộc tuổi tác, mức độ phức tạp, phương pháp điều trị. Các lần hẹn sẽ cách nhau vài tuần – vài tháng và thời gian điều trị kéo dài từ 6 tháng đến 2 năm. Một số trường hợp đặc biệt có thể kéo dài hơn.
Khi mang mắc cài, chải răng khó khăn hơn và mất nhiều thời gian hơn. Cần chú ý vệ sinh răng miệng thật kỹ để tránh sâu răng và viêm lợi. Bác sỹ có thể hướng dẫn bạn sử dụng các loại bàn chải đặc biệt để vệ sinh răng. Không nên ăn các thức ăn dai, cứng, có tính dính cao như kẹo cao su, kẹo dẻo, có thể làm sứt,mẻ, bong tróc mắc cài, thời gian điều trị sẽ bị kéo dài.
nhung-cau-hoi-thuong-gap-khi-nieng-rangChai-rang-khi-nieng-rang-nhu-the-nao-2nieng-rang-co-lam-rang-yeu-di