Một số điều cần lưu ý trong quá trình nắn chỉnh răng – niềng răng

16 Tháng Năm, 2016 lúc 12:31 chiều 0 Bình luận

Trong quá trình nắn chỉnh răng – niềng răng, thời kỳ đầu khi mới gắn khí cụ ( khâu (band), mắc cài, dây cung…vv..) thường rất thấy vướng bận, khó ăn nhai, phát âm khó, tăng tiết nước bọt nhiều, loét niêm mạc môi má và đôi khi cảm giác nhức nhối, ê ẩm chân răng . Những vấn đề này theo thời gian sẽ quen dần và cũng hết khó chụi, do vậy mọi người trở lại với những thói quen sinh hoạt và ăn uống thường nhật dẫn đến một số những vấn đề rắc rối liên quan tới chỉnh nha – niềng răng. ví dụ như: bong tróc mắc cài phải đến phòng nha gắn lại nhiều lần , mắc cài rắt thức ăn khó vệ sinh lười nên vệ sinh ẩu không sạch lâu ngày dẫn đến hôi miệng, viêm lợi, chảy máu lợi – ảnh hưởng tới kết quả của quá trình chỉnh nha – niềng răng. Để không làm gián đoạn quá trình chỉnh nha – niềng răng, mọi người cần phải tuân thủ một số lời căn dặn của Bác sĩ-Nha sĩ để mang lại kết quả mong muốn cho bản thân.

1,Ăn uống:

– Nên ăn thức ăn mềm, không dai, không dính.

– Không nhai kẹo cao su.

– Tránh ăn đồ cứng như xương, mía, kẹo cứng, hoa quả cứng… Nếu ăn nên cắt mỏng hoặc xay thành dạng lỏng, không cắn trực tiếp bằng răng cửa mà chỉ nhai bằng vùng răng hàm.

2, Vệ sinh răng miệng:

– Chải sạch răng sau khi ăn, thời gian trung bình 4-5 phút/1 lần

– Sử dụng loại bàn chải lông mềm, chải tất cả các mặt răng.

– Lưu ý chải kỹ và nhẹ nhàng xung quanh mắc cài, lưu ý chải về phía lợi, tránh động tác dùng đầu bàn chải húc vào các mắc cài.

hqdefault

– Dùng bàn chải kẽ làm sạch các kẽ răng và mặt bên mắc cài.

– Vệ sinh vùng lưỡi bằng bàn chải hoặc dụng cụ cạo lưỡi chuyên biệt.

– Tùy theo lứa tuổi có thể dùng thêm nước súc miệng nhưng phải được sự tư vấn của bác sỹ.

– Các loại tăm nước có thể hỗ trợ cho việc làm sạch mắc cài nhưng phải chú ý cách sử dụng vì có thể làm bong mắc cài.

– Lấy cao răng định kỳ theo chỉ định của bác sỹ.

meo-chua-rang-bi-xin-mau-bang-trai-cay-1

3,  Những điều có thể gặp phải khi đeo hàm:

– Đau nhẹ hoặc khó chịu ngay sau khi đeo hoặc tác dụng hàm trong vòng vài ngày đầu và sẽ giảm dần. Hãy gọi điện thoại để được tư vấn ngay, không được tự ý dùng các thuốc giảm đau để giảm sự khó chịu vì các thuốc giảm đau có thể làm ảnh hưởng đến sự di chuyển răng.

– Đau có thể do các bộ phận của hàm tác động vào phần mềm (môi, má…): cần đến tái khám ngay.

– Bong hoặc gãy các thành phần của hàm (mắc cài, khâu (band),  đay cung ..…): cần giữ lại và mang đến trung tâm nha khoa để chỉnh lại hoặc thay mới.

4,  Những quy định khi đeo hàm:

4.1 Hàm gắn cố định:

– Trong 3 tháng đầu ngay sau khi gắn, nếu bong mắc cài,  khâu (band) thì bệnh nhân sẽ được gắn lại . Ngoài 3 tháng việc gắn bong sẽ được thu phí theo quy định.

– Nếu làm mất thành phần nào của hàm, bệnh nhân phải trả phí theo quy định.

4.2 Hàm tháo lắp:

– Không ngâm hàm hoặc làm sạch hàm bằng nước nóng vì sẽ làm hỏng nền nhựa.

– Đánh rửa hàm hàng ngày khi vệ sinh răng miệng bằng bàn chải chải răng.

– Khi không đeo hàm, để hàm vào hộp cứng để tránh làm gãy, hỏng hàm. Không được bỏ hàm vào trong túi áo hoặc túi quần.

– Không tự ý chỉnh sửa hàm.

– Khi gãy hàm hoặc mất hàm cần đến khám lại ngay để sửa hoặc làm lại. Trường hợp phải sửa hàm trong 3 tháng đầu không phải thanh toán phí, sau 3 tháng phải thanh toán phí theo qui định. Trường hợp mất hàm, bệnh nhân phải trả phí theo qui định.

– Bố mẹ trẻ cần theo dõi giám sát trẻ đeo hàm đúng thời gian như bác sỹ chỉ định.

Chú ý: Cần lưu lại địa chỉ, số điện thoại liên hệ tại Phòng Khám – NHA KHOA QUỐC TẾ ÂU MỸ  Nếu thay đổi số điện thoại cần báo lại cho lễ tân để có thể liên hệ khi cần thiết.

TAGS: