Chỉnh nha ( niềng răng ) cho trẻ em.

14 Tháng Tư, 2016 lúc 3:08 sáng 0 Bình luận

A, LÀM SAO BIẾT TRẺ CẦN PHẢI CHỈNH NHA?

a, Chỉnh Nha là gì?

Chỉnh nha là một chuyên ngành khó của chuyên khoa Răng hàm Mặt, là một chuyên ngành chỉnh hình chuyên về chẩn đoán, dự phòng và điều trị,  giúp điều chỉnh lại  những bất thường của răng và mặt, vị trí của khớp thái dương hàm, hàm, của những răng mọc chen chúc, xoay trục, lệch lạc trên cung hàm, những răng thừa, răng thiếu. Những răng bị lệch lạc, xoay trục, chen chúc khiến cho hàm răng lộn xộn không vừa khít với nhau dẫn đến việc ăn nhai và vệ sinh khó khăn, nguy cơ bị mất răng sớm bởi sâu răng, bệnh nha chu viêm… và việc tạo thêm áp lực cho những cơ nhai có thể dẫn đến chứng đau đầu, hội chứng TMJ: đau cổ, vai và lưng. Răng bị lệch lạc, không ở đúng vị trí còn có thể làm giảm vẻ đẹp bề ngoài của trẻ làm cho khuôn mặt mất cân đối, nụ cười méo mó kém tự nhiên. Vậy tại sao cần  phải chỉnh nha?

Lợi ích của điều trị chỉnh nha bao gồm giúp răng trở về đúng vị trí, đúng chức năng, làm cho răng miệng khỏe mạnh hơn dễ ăn nhai, dễ vệ sinh, phòng được các bệnh viêm nha chu, sâu răng , sang chấn khớp.  Chỉnh nha giúp răng sắp xếp lại theo một trật tự  nhất định, đều đẹp ổn định suốt đời, kèm theo nét mặt cân đối rạng ngời và một nụ cười tươi, tự tin.

b, Làm Sao Để Biết Trẻ Cần Phải Chỉnh Nha?

Chỉ có  Bác sĩ-Nha sĩ có chuyên môn chỉnh nha mới biết liệu  con bạn có phải chỉnh nha hay không?, được lợi ích gì từ việc chỉnh nha. Muốn biết được điều đó, bạn cần đưa con tới gặp Bác sĩ-Nha sĩ chuyên về chỉnh nha,  con bạn sẽ được khám tổng quan sơ bộ đánh giá toàn bộ tình trạng cung hàm, răng, niêm mạc miệng để biết rằng răng miệng của  con bạn có vấn đề gì cần phải xử lý, có cần phải chỉnh nha hay không phải chỉnh, bạn sẽ được tư vấn tỉ mỉ, đầy đủ, chi tiết về tình trạng răng miệng hiện tại của con bạn, nếu phải chỉnh nha và bạn đồng ý để Bác sĩ-Nha sĩ chỉnh nha cho con bạn, khi ấy Bác sĩ-Nha sĩ sẽ cho con bạn đi chụp phim XQ chuyên ngành, lấy mẫu hàm răng, khi đã có phim XQ của con bạn, Bác sĩ-Nha sĩ sẽ đánh giá, lên kế hoạch và dự kiến về thời gian cho cả quá trình chỉnh cũng như kinh phí bạn cần phải chi trả.

Ở trẻ em điều trị chỉnh nha còn giúp định hướng sự phát triển xương hàm và quá trình mọc răng vĩnh viễn.

c, Một Số Diện Hàm Cần Phải Chỉnh Nha:

Nếu chưa có thời gian đưa con đến phòng khám để kiểm tra hoặc có những lý do đặc biệt khác bạn cũng có thể căn cứ vào một số những mẫu hàm sau để biết được con mình thuộc diện nào sau đây cần phải chỉnh nha.

  1. Cắn chìa: là trường hợp mà răng cửa hàm trên đưa ra (chìa ra phía trước) so với răng hàm dưới. ( bình thường độ cắn trùm, cắn chìa của răng cửa hàm trên so với hàm dưới là 1-2mm).
  2. Cắn ngược: răng hàm dưới đưa xa ra ngoài so với hàm trên hoặc răng hàm trên đưa sâu vào trong.
  3. Cắn chéo: khi cắn 2 hàm lại với nhau thì hàm trên cắn vào bên trong của hàm dưới.
  4. Cắn hở: khi các răng cửa trên không chạm các răng cửa dưới khi cắn 2 hàm lại, mà có một khoảng cách giữa bề mặt nhai của những răng hàm nhỏ, rìa cắn của những răng cửa cửa.
  5. Đường trung bình không đúng chỗ: khi điểm chính giữa của các răng cửa hàm trên không thẳng hàng với điểm chính giữa của các răng cửa hàm dưới và lệch đường chính giữa của khuôn mặt ( khớp cắn lệch đường giữa)
  6. Khoảng trống – có khoản trống giữa các răng do mất răng hoặc răng không đầy đủ trên cung hàm.( ví dụ như mất răng sớm, thiếu mầm răng nên thiếu răng vĩnh viễn)
  7. Răng chen chúc: là khi răng mọc không thẳng hàng, mọc lệch ra ngoài hoặc mọc lệch vào trong do cung xương hàm hẹp thiếu chỗ nên răng không có đủ khoảng trống để mọc mà mọc chen chúc xô lệch nhau.
  8. răng thưa: các răng vĩnh viễn được thay thế răng sữa mọc lên không khít nhau mà đứng xa nha giữa các răng có khoảng hở nhiều.Screen Shot 2015-07-16 at 4.44.24 PM

d, Chỉnh Nha Hoạt Động Như Thế Nào?

Có rất nhiều loại khí cụ chỉnh nha, có cả loại cố định và loại tháo lắp, được dùng để hỗ trợ điều chỉnh vị trí của răng, nướu và tác động đến sự phát triển của xương hàm. Các khí cụ này tác động bằng cách đặt áp lực lên răng và hàm. Tùy vào trường hợp cụ thể mà loại khí cụ đươc lựa chọn để tạo ra hiệu quả tốt nhất.

I, CHỈNH NHA THÁO LẮP :

thường chỉ áp dụng cho trẻ từ 7 đến 12 tuổi. (đôi khi có thể sử dụng cho những hàm chỉnh nha đơn giản ở những lứa tuổi cao hơn, hoặc là để làm hàm duy trì khi đã kết thúc quá trình chỉnh nha cố định). Chỉnh nha tháo lắp thường chỉ có tác dụng đa phần nghiêng răng là chủ yếu, không di chuyển được chân răng nhiều, do đó phương pháp này chỉ được ắp dụng nhiều cho những giai đoàn đầu ( tiền chỉnh nha) hoặc cho những hàm người lớn đơn giản có 1 hoặc 2,3 chiếc răng xoay trục lệch lạc không đáng kể.

  • khí cụ chỉnh nha tháo lắp:

Là một hàm bằng nhựa mềm hoặc cứng, được thiết kế sẵn theo tiêu chuẩn hay được thiết kế riêng biệt trên mẫu hàm cá nhân của từng trẻ, có tác dụng điều chỉnh lại một số chức năng của hàm, của răng, hoặc ngăn ngừa những tật không tốt của trẻ gây hậu quả sang chấn khớp và răng sau này ( VÍ dụ: tật mút nón tay, tật đẩy lưỡi, đẩy hàm, tật thở miệng…).

Khí cụ chỉnh nha tháo lắp thường được áp dụng cho trẻ nhỏ đang trong thời kỳ răng hỗn hợp ( răng sữa đang được thay dần bằng răng vĩnh viễn người lớn – hàm đã có răng vĩnh viễn và còn cả răng sữa chưa tới tuổi thay), để điều chỉnh sớm những trường hợp hàm có xu hướng hẹp, các răng vĩnh viễn thiếu chỗ mọc lệch lạc, xoay trục, chen chúc nhau, hoặc điều chỉnh lại những sai lệch khớp cắn thời kỳ đầu ( khớp cắn sâu, khớp cắn ngược, khớp cắn hở hay cắn chéo…), đôi khi cũng để giữ khoảng trống ở những răng sữa mất sớm để tạo điều kiện sau này cho răng vĩnh viễn tại vị trí đó có khoảng trống để mọc.

nanchinh2b4

tải xuốngphai-mang-khi-cu-duy-tri-sau-nieng-rang-trong-bao-lau-1

một số khí cụ chỉnh nha tháo lắp

       Các dạng khí cụ chỉnh nha tháo lắp :

1.Bộ giữ khoảng tháo rời được – các thiết bị này mang lại hiệu quả cũng giống như bộ giữ khoảng cố định. Chúng được thiết kế với một nền nhựa acrylic gắn vừa khít  với khung hàm của trẻ phía trên xương hàm, và có nhựa hoặc có những sợi dây thép phân nhánh ở giữa những răng để giữ khoảng cách giữa chúng.

 

20130504_114236-1

bộ giữ khoảng được rời vừa có tác dụng chỉnh nha vừa có tác dụng giữ khoảng trống cho răng vĩnh viễn có chỗ mọc

2.Các khí cụ định vị hàm – còn gọi là các nẹp, các khí cụ này mang vào cả hàm trên và hàm dưới, và giúp điều chỉnh hàm về lại gần vị trí mong muốn. Chúng còn được dùng cho những trường hợp bị chứng rối loại khớp thái dương hàm (TMJ). các nẹp này được thiết kế đa dạng,

khí cụ nẹp hàm – điều chỉnh khớp cắn sâu ( cắn chìa) có thêm miếng nhựa chặn môi trước để điều trị tật mút môi

3.Miếng chặn môi và má – chúng được thiết kế để giữ cho môi và má khỏi răng. Các cơ môi vá má có thể tạo nên áp lực lên răng, miếng chặn này giúp làm giảm các áp lức này.

4.Bộ giãn vòm miệng – thiết bị được dùng để làm rộng vùng vòm trên miệng. Đó là một tấm nhựa vừa với vòm trên. Bằng cách xiết chặt các mối nối vào vùng xương của vòm miệng sẽ tạo ra lực tác động vào tấm nhựa giúp kéo dài và mở rộng vòm miệng. có những bộ được thiết kế ốc nong đẩy 2 chiều hay 3 chiều..vv, những thiết kế này được thiết kế phù hợp dựa trên cấu trúc xương và răng của từng trẻ.

khi cu
 khí cụ giãn vòm miệng

5.Khí cụ duy trì tháo rời được – được mang vào vòm dưới miệng, khí cụ này giúp tránh cho răng không nâng lên phía trước. Chúng còn được thay đổi và sử dụng để tránh việc mút ngón tay.

6.Khay chỉnh nha tháo lắp – một sự thay thế mắc cài truyền thống  hay còn được gọi là chỉnh nha không mắc cài – Invisalign, khí cụ này thường được sử dụng cho lứa tuổi từ 13 đến ngoài 30 tuổi, thường chỉ dùng được cho những hàm chỉnh nha đơn giản, các răng lệch lạc, xoay trục không nhiều.  Khay chỉnh nha  được thiết kế theo từng giai đoạn và được đánh theo số thứ tự để tiện cho việc sử dụng, Khí cụ này ngày càng được nhiều Bác sĩ -Nha sĩ chỉnh nha tư vấn áp dụng cho khách hàng, vì những ưu điểm khí cụ này mang lại, mặc dù là khí cụ tháo lắp nhưng máng chỉnh nha Invisalign có thể điều chỉnh các răng theo đúng cách mà các khí cụ cố định làm, ngoài tính thẩm mỹ cao là máng trắng trong suốt  không có dây cung kim loại hay các bracket ( mắc cài) vướng bận môi má, trong quá trình chỉnh nha khách hàng không có biểu hiện đau nhức và khó chịu, phát âm tốt, người đối diện không phát hiện thấy, rất tiện lợi cho việc sử dụng khi ăn gỡ bỏ ra dễ dàng , vệ sinh hàm,  chải răng và dùng chỉ nha khoa sạch sẽ nhanh chóng, hơi thở thơm mát không như những phương pháp chỉnh nha khác.

chinh-nha-khong-mac-cai-invisalign

II, CHỈNH NHA CỐ ĐỊNH :

được áp dụng rộng dãi cho nhiều lứa tuổi, từ hàm đơn giản đến các hàm phức tạp, phương pháp chỉnh nha cố định đem đến một kết quả nhanh hơn, hiệu quả hơn so với phương pháp chỉnh nha tháo lắp, chỉnh nha cố định cho phép răng di chuyển được cả chân răng và thân răng đến một vị trí được xác định từ trước, cho phép di chuyển được cả những răng mọc ngầm, lạc chỗ, chính vì điều này chỉnh nha cố định là phương pháp vượt trội được nhiều Bác sĩ-Nha sĩ lựa chọn

Các dạng khí cụ chỉnh nha cố định bao gồm:

1.Khâu (Band)– là một vòng kim loại ôm khít lấy xung quanh thân răng ( trừ mặt nhai) được thiết kế theo tiêu chuẩn có sẵn hoặc được đúc trực tiếp trên mẫu hàm của khách, khâu dùng để làm khí cụ giữ vững vị trí của răng, cũng là nơi neo chặn cho dây cung để giữ cho các răng di chuyển ổn định trên dây cung. Khâu có thể được thiết kế cho những răng hàm lớn hoặc hàm nhỏ tùy theo phương án chỉnh nha của Bác sĩ-Nha sĩ.

khau-chinh-nha1

2.Mắc cài (Bracket)– khí cụ chỉnh nha được gắn trực tiếp trên thân răng mặt ngoài hay mặt trong răng, được làm bằng kim loại, sứ hay nhựa, mỗi loại mắc cài đều được thiết kế có cánh và khe rãnh.

2.1,cánh để lưu giữ chun(thun – Elastic Ligature)  hoặc chỉ thép (Ligature Wire).

2.2,khe rãnh để răng di chuyền trượt trên dây cung trong quá trình chỉnh nha.

HTB1CWyrGXXXXXX6XFXXq6xXFXXX0

dieu-tri-chinh-hinh-rang-mat-cho-tre
mắc cài kim loại và mắc cài sứ thẩm mỹ

3.Dây cung– là khí cụ được thiết kế có sẵn theo một thông số chuẩn, được làm bằng vật liệu thép không dỉ, đàn hồi. Dây cung dùng để  tạo lực di chuyển răng theo định hướng của mắc cài. dây cung có nhiều loại.

3.1,Dây cung thẳng

3.2,Dây cung hình trứng ( parabol)

3.3,Dây cung hình vuông ( chữ U )

3.4,Dây cung nhọn ( dây được thiết kế hẹp phía trước, rộng phía sau)

3.5,Dây cung tròn

3.6,Dây cung vuông ( dây chữ nhật ).

6-Strand81bfimages (4)L0619

 

một số loại dây cung dùng trong chỉnh nha cố định

4. ( Thun – ChunElastic Ligature), chỉ thép ( Ligature Wire)– để gắn dây cung vào mắc cài, hoặc để liên kết các răng sát khít lại với nhau, hoặc để neo giữ ổn định một nhóm răng nào đó. Chun chỉnh nha cũng có nhiều loại; chun tại chỗ, chun chuỗi; chun liên hàm; chun tách kẽ…

635128510702076350_Chun_don_3M 635128515108503305_Orthodontic_Elastics
635128516948248835_Chun_tach_ke_635537398783422793_chun_chu_i

Một số loại chun dùng trong chỉnh nha cố định

  • Ngoài các khí cụ chính của một ca chỉnh nha thông thường, trong chỉnh nha cố định còn có rất nhiều các khí cụ bổ trợ khác, giúp cho quá trình chỉnh nha đạt được hiệu quả tối ưu, tùy thuộc vào cấu trúc hàm của bệnh nhân mà Bác sĩ-Nha sĩ lựa chọn khí cụ phù hợp cho từng ca chỉnh nha mình phụ trách.

1.Khí cụ giãn hàm – Transforce: Đúng như tên gọi của nó, khí cụ này có tác dụng làm giãn xương hàm tạo điều kiện cho răng có thêm khoảng trống để xoay, di chuyển.

61fa3f95-dd22-439f-b0dc-40cddcda12433. Khí cụ Forsus: Khí cụ điều chỉnh khớp cắn. 

Distalizer-700x460

 

4. Khí cụ di chyển răng cối lớn – dây cung di xa

f.12.5. khí cụ đánh lún răng và chỉnh cắn chéo

604-00702-604-00703

6. Một số khí cụ bộ trợ khác gắn ngoài mặt: (khí cụ: Head gear; Face mash) – có tắc dụng điều chỉnh lại sự cân bằng tăng trưởng của 2 hàm.

nha-khoa-khi-cu-mat-ngoainieng-rang-tre-em-mat-bao-lauDSCN0672

 

 

 

 

B, QUY TRÌNH ĐIỀU TRỊ

Điều trị chỉnh nha là một điều trị phúc tạp đòi hỏi Bác sĩ-Nha sĩ có chuyên môn cao, có kinh nghiệm lâu năm, đồng thời cũng cần có sự hợp tác rất quan trọng của bệnh nhân trong cả quá trình nắn chỉnh. Quy trình điều trị chỉnh nha gồm các bước sau:

1, KHÁM TƯ VẤN:

  • Khám tổng quát về sức khỏe răng miệng
  • Tình trạng răng, nướu
  • sự tương quan giữa xương và răng
  • quá trình mọc răng
  • tương quan giữa hàm trên và hàm dưới
  • khớp thái dương hàm
  • chụp phim toàn cảnh 2 hàm ( panorama ) và phim sọ nghiêng ( Cephalo )
  • vị trí tương quan của mầm răng vĩnh viễn với răng sữa
  • có mất răng, răng bị kẹt không thể mọc được
  • cấu chúc của các thân răng
  • chụp hình trong miệng và ngoài mặt
  • lấy dấu mẫu hàm nghiên cứu

2, LÊN KẾ HOẠCH ĐIỀU TRỊ

  • lên kế hoạch điều trị chi tiết: có cần nhổ răng hay không? nhổ mấy cái? nhổ răng nào?
  • phương pháp chỉnh nha: cố định hay tháo lắp
  • thời gian của quá trình chỉnh nha
  • chi phí thanh toán

3, ĐIỀU TRỊ

  • nhổ răng ( nếu có trong kế hoạch điều trị)
  • đặt chun tách kẽ – nếu phải chỉnh nha cố định.
  • đặt bend và gắn mắc cài cố định hay hàm chỉnh nha tháo lắp
  • thời gian tái khám
  • dặn dò cách sử dụng, nếu có những bất thương xẩy ra như bong tróc mắc cài, tụt dây cung hay đứt chun chỉnh nha nên trở lại kiểm tra sớm nhất để sử trí kịp thời để quá trình chỉnh nha được liên tục.

4, HOÀN TẤT QUÁ TRÌNH CHỈNH NHA VÀ KẾ HOẠCH ĐEO HÀM DUY TRÌ BẢO VỆ

  • khi kết thúc quá trình chỉnh nha , hai hàm răng của bệnh nhân phải đạt tiêu chuẩn, răng đều đẹp, khớp cắn chuẩn, các răng sát khít, tương quan 2 hàm ổn định, ta tiến hành tháo bỏ bend và mắc cài.
  • làm sạch, đánh bóng lại toàn bộ bề mặt răng.
  • lấy dấu 2 hàm để làm khí cụ duy trì. Đây là giai đoạn cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng vì sau khi chỉ nha, răng 2hamf vào vị trí lý tưởng, nếu không đeo khí cụ duy trì thì răng sẽ di chuyển, vì vậy để chỉnh nha đạt hiệu quả tốt bệnh nhân cần phải tuân thủ theo những yêu cầu của Bác sĩ-Nha sĩ trong việc đeo khí cụ duy trì
  • chụp phim hoàn tất, so sánh kết quả trước khi và sau khi chỉnh nha.
  • hẹn tái khám .

C, MỘT SỐ CA CHỈNH NHA TẠI NHA KHOA QUỐC TẾ ÂU MỸ

chinhranghoodautot2
TRƯỚC…………………………………………………………………SAU

nhung-tac-dung-quan-trong-cua-nieng-rang-2

TÁC GIẢ BÀI VIẾT:

Bác Sĩ: Nguyễn Mạnh Tiến – Chuyên Khoa cấp 1