Điều trị trật khớp thái dương hàm
Trật khớp thái dương hàm
Trật khớp thái dương hàm (TDH) là một bệnh khá phổ biến ở cả trẻ em và người trưởng thành. Bệnh tuy không nguy hiểm nhưng nếu không chữa trị kịp thời sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
Trật khớp thái dương hàm là gì?
Trật khớp TDH thường là tình trạng xẩy ra sau khi khớp TDH bị viêm nhiễm lâu ngày không được phát hiện và điều trị kịp thời. Trật khớp TDH là bệnh khá phổ biến có thể gặp ở cả người lớn lẫn trẻ em, tuy nhiên lại có rất ít người hiểu rõ nguyên nhân cũng như cách điều trị căn bệnh này.
Trật khớp TDH là tình trạng mất cân bằng ở khớp nối giữa xương hàm dưới và xương sọ – nơi có vai trò quan trọng trong các hoạt động chức năng của hệ thống nhai được gọi là khớp TDH. Tuy trật là một bệnh không nguy hiểm nhưng lại gây ra rất nhiều phiền phức trong ăn uống, sinh hoạt và nếu không chữa trị kịp thời sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe nghiêm trọng.
Trật khớp thái dương hàm là tình trạng mất cân bằng ở khớp nối ở giữa xương hàm dưới và xương sọ
Nguyên nhân của trật khớp thái dương hàm
– Stress, căng thẳng thần kinh, áp lực trong công việc
– Nhiễm khuẩn, viêm khớp dạng thấp, thoái hóa khớp, hoặc viêm – thoái hóa thứ phát khớp thái dương hàm.
– Chấn thương do va đập hoặc do há miệng quá rộng một cách đột ngột làm trật khớp thái dương hàm.
– Nghiến răng lúc ngủ hoặc nhai kẹo cao su quá nhiều cũng có thể khiến bị trật khớp TDH. Nghiến răng hoặc nhai kẹo cao su làm siết chặt hàm, sẽ tạo một lực quá lớn tác động lên khớp TDH, nguy hiểm nhất là làm trật khớp cắn.
– Trật khớp TDH cũng có thể do bị trật đĩa khớp hoặc sau nhổ răng, đặc biệt là nhổ răng số 7, 8 hoặc do răng mọc lệch, mọc chen chúc làm sai khớp cắn.
– Ngoài ra mòn răng, thưa răng, mất răng, răng mọc lệch lạc, bệnh nướu, nha chu, hàm giả bán phần hoặc toàn phần không chính xác hoặc thói quen xấu như cắn bút , ngậm ti giả cũng có thể khiến con bạn bị viêm khớp TDH.
Biểu hiện của trật khớp thái dương hàm
– Biểu hiện ở cơ: bệnh nhân thấy đau tại cơ nhai khi nhai nhiều hay ăn thức ăn cứng, dai. Bên cạnh dấu hiệu đau, việc há miệng cũng trở nên khó khăn hơn. Bệnh nhân bị trật khớp TDH thường bị đau đầu, đau cổ không rõ nguyên nhân. Nhiều trường hợp còn có thể gây ra phì đại cơ, khiến mặt bị sưng lên
– Biểu hiện ở khớp: Khi nhai, khớp ở hàm đau. Nếu bệnh nhân há miệng sẽ nghe tiếng lốc cốc hoặc tiếng nghiến rít ken két ở răng khi ăn nhai. Tình trạng nặng thì người bên cạnh cũng có thể nghe thấy âm thanh đó.
Nếu bạn có thể đút lọt cả bàn tay vào miệng thì có thể bạn đã bị giãn khớp TDH. Giai đoạn tiếp theo của bệnh này là trật khớp TDH và dẫn đến dính khớp. Khi đó các đầu khớp bắt đầu thoái hoá có hiện tượng dính giữa đĩa khớp với các đầu xương, nguy hiểm hơn có thể dẫn đến thủng đĩa khớp. Khi đã thủng đĩa khớp mà bệnh nhân vẫn không biết và cũng không để ý điều trị thì có thể dẫn đến hiện tượng phá huỷ đầu xương, làm xơ cứng khớp khiến bệnh nhân không thể há miệng được.
_ Biểu hiện ở khuôn mặt: Biểu hiện tình trạng rõ trên khuôn mặt là những triệu chứng lâm sàng muộn của Trật khớp TDH, khi bị trật khớp TDH thông thường không ngậm được miệng sau khi ngáp quá to hoặc cười lớn, mặc dù bạn có cố gắng mấy hàm cũng không ngậm lại được. Trật khớp TDH là một cấp cứu hàm mặt, bạn cần phải tới ngay bệnh viện hoặc phòng khám nha khoa uy tín để được khám, điều trị ngay.
Biểu hiện của trật khớp TDH cũng có nhiều kiểu do khớp TDH có cấu tạo dạng khớp chỏm cầu – ổ chảo tương tự như khớp vai và khớp háng. Khi há miệng, lồi cầu của xương hàm dưới rời khỏi ổ khớp, di chuyển ra phía trước và trở lại vị trí ban đầu khi ngậm miệng.
Trật khớp TDH xảy ra khi lồi cầu di chuyển quá mức cho phép và bị kẹt lại. Tùy vị trí của lồi cầu mà theo chuyên môn chia ra thành các thể trật khớp sau:
1. Ra Trước
– Mạn tính tái diễn
– Không hồi phục
2. Sang Bên
3. Ra Sau
4. Lên Trên
Trong đó trật ra trước là hay gặp nhất, khi đó vị trí của lồi cầu bị kẹt ở trước phần lồi của xương thái dương.
Trật khớp thái dương hàm có điều trị được không?
Nhiều người bị trật khớp TDH nhưng lại không hiểu rõ về căn bệnh này và thường chủ quan khiến bệnh ngày càng nặng và chỉ khi biểu hiện rõ trên khuôn mặt mới biết mình bị trật khớp TDH, do đó việc điều trị trở nên rất khó khăn. Khi có các biểu hiện trật viêm khớp thái dương hàm, tốt nhất bạn nên đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khăm và tư vấn điều trị kịp thời. Việc điều trị có thể gồm hai loại, điều trị không can thiệp và thực hiện các can thiệp trên bộ răng và hệ thống nhai.
– Đối với điều trị không can thiệp: Bác sĩ sẽ cho bạn dùng thuốc kháng viêm (corticoid), thuốc giảm đau (paracetamol, mobic, diclofenac), thuốc giãn cơ (myonal, Diclophenac…). Hoặc bác sĩ sẽ áp dụng các biện pháp tâm lý trị liệu như xoa nắn, chiếu tia hồng ngoại, chườm nóng, tập vận động hàm dưới, đeo máng nhai… Nếu điều trị thích hợp thì sau khoảng từ 3 – 5 ngày bệnh sẽ dứt hẳn không mắc lại (nếu phát hiện và điều trị kịp thời).
– Đối với điều trị can thiệp trên bộ răng và hệ thống nha: Sẽ có nhiều biện pháp khác tùy vào tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ lựa chọn như mài điều chỉnh khớp cắn, nhổ răng, phục hình, phẫu thuật…
Điều trị viêm khớp thái dương hàm có dứt hẳn hay không và nhanh hay chậm tùy thuộc vào từng bệnh nhân và thời gian mắc bệnh. Nếu bạn bị dưới một tháng thì khả năng thành công gần như là 100%, hơn 1 tháng thì tỷ lệ thành công khoảng 90%, còn trên 6 tháng thì khả năng thành công kém hơn khoảng 70 – 80%.
– Đối với điều trị can thiệp trật khớp TDH trên khuôn mặt
Tùy vào trật khớp một bên hay hai bên mà các triệu chứng có khác nhau.
Triệu chứng dễ thấy đó là bệnh nhân không đóng được miệng, nói khó, đau tức vùng khớp bị trật.
Trật khớp |
Một Bên |
Hai Bên |
Cơ năng |
Hàm lệch sang 1 bên |
Hàm đưa về phía trước |
Nước bọt chảy nhiều. Khó nuốt, khó nhai. Đau, mỏi khớp |
||
Hình dáng mặt |
– Cằm lệch bên lành
– Má hóp bên lành, dẹt bên trật – Miệng há nhỏ hơn |
– Cằm nhô ra trước
– Má hóp hai bên – Miêng há to hơn |
-
Chẩn đoán: Bác sĩ đưa ra chẩn đoán dựa vào vị trí của xương hàm dưới kết hợp với việc bạn không thể ngậm miệng bình thường. Thường trật khớp TDH một bên dẫn đến khớp cắn bị sai, trật khớp TDH hai bên khớp cắn bị ngược.
-
Điều trị: Trật khớp TDH thường được nắn bằng tay. Nếu như nắn bằng tay không đạt hiệu quả, bạn có thể phải tiến hành phẫu thuật.
Vấn đề gây cản trở khi nắn khớp, lực kháng từ sự co cơ. Cần phải làm giảm căng thẳng, trương lực cơ và sự co cơ, các cơ xung quanh khớp TDH cần được thư giãn. Nhiều bệnh nhân không cần sử dụng tới thuốc tê hay thuốc giãn cơ mà lồi cầu tự trở về vị trí bình thường khi cơ được thư giãn. Gây tê tại chỗ, xoa bóp ngoài vùng căng cơ hoặc tiêm thuốc giãn cơ.
-
Quy trình nắn khớp
Để bệnh nhân ngồi thư giãn trên ghế răng hoặc trên ghế tựa lưng và đầu tựa vững chắc vào thành ghế hoặc ngồi thẳng lưng vững chắc.
Bác sĩ đứng trước, đặt 2 ngón cái có cuốn gạc (để làm tăng ma sát) lên mặt nhai các răng hàm dưới, các ngón còn lại giữ chặt góc hàm.
Dùng lực ấn góc hàm xuống dưới và đẩy ra sauKhi đưa khớp TDH về đúng vị trí, băng chun cầm đầu 10 -14 ngày để tránh tái phát và hạn chế các tác động quá mức lên ổ khớp.
Dặn dò bệnh nhân chế độ ăn mềm, hạn chế nói chuyện, cười lớn…
Đối với trường hợp bệnh nhân không còn răng phía sau hoặc có bệnh lý viêm quanh răng, bệnh nhân có trương lực cơ quá lớn… có thể dùng phương pháp nắn lồi cầu ngoài mặt, bác sĩ dùng ngón tay sờ nắn vùng trước nắp tai, xác định vị trí lồi cầu bị trật, sau đó đẩy lồi cầu về vị trí hõm khớp phía sau. Phương pháp này khá hiệu quả nếu như áp dụng phương pháp cổ điển không có tác dụng.
Bệnh nhân trật khớp mạn tính dễ nắn chỉnh hơn là bệnh nhân bị trật khớp lần đầu tiên.
Sau khi điều trị khỏi viêm khớp thái dương hàm (hoặc trong quá trình điều trị) để bệnh không quay lại hoặc nặng hơn bạn nên ăn thức ăn mềm, tránh thức ăn quá cứng, quá dai. Đặc biệt bạn nên bỏ các thói quen nghiến răng, cắn móng tay hay cắn các đồ vật khác, tập luyện các động tác massage nhẹ nhàng vùng mặt cũng như tham gia các hoạt động thể thao vui chơi để giải tỏa áp lực, stress.
Để được tư vẫn kỹ lưỡng hơn xin vui lòng đến Trung tâm nha khoa – NHA KHOA QUỐC TẾ ÂU MỸ.