Bệnh thiểu sản men răng có di truyền không? muốn chữa thì chữa bằng cách nào?
Thưa bác sĩ Nha Khoa Âu Mỹ
Tôi đang có một thắc mắc cần tư vấn gấp đó là bệnh thiểu sản men răng có di truyền không ạ ?. Chuyện là tôi đang mang thai, mà tôi lại bị mắc chứng thiểu sản men răng, tôi lo sợ bệnh sẽ di truyền qua cho em bé. bác sĩ tư vấn giúp tôi và cho tôi biết có cách nào để nhận biết và khắc phục tình trạng bệnh này không ạ ?. muốn chữa thì chữa bằng cách nào ạ
Trương Thanh Hằng – Ba Vì, Hà Nội
Trả lời
Chào bạn! Nha Khoa Quốc Tế Âu Mỹ rất cám ơn bạn đã chia sẻ băn khoăn, lo lắng với trung tâm nha khoa chúng tôi. Với vấn đề của bạn ” bệnh thiểu sản men răng có di truyền không ? muốn chữa thì chữa bằng cách nào?”. Bác sĩ nha khoa chúng tôi xin có câu trả lời theo từng phần bạn hỏi như sau:
I. Bệnh thiểu sản men răng có di truyền không ?.
Thiểu sản men răng là một bệnh lý răng miệng khá phổ biến và thường có nguyên do bẩm sinh có liên quan đến việc thiếu hụt lượng canxi trong cơ thể. Bệnh thiểu sản men răng về cơ bản không nguy hại cho sức khỏe răng miệng nhưng lại ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai của răng cũng như về lâu dài có thể khiến răng bị yếu đi. Bệnh thiểu sản men răng không liên quan gì đến gen nên không thể di truyền, thực tế cho thấy Bố hoặc Mẹ có tình trạng thiểu sản men răng nhưng con cái sinh ra không một ai mắc tình trạng này. Do vậy Bạn Thanh Hằng thân mến, bệnh thiếu sản men răng không có tính chất di truyền nhé. Vì thế bạn có thể an tâm và không cần phải lo lắng nhiều về tình trạng sức khỏe răng miệng của em bé đâu nhé.
1, Nguyên nhân của bệnh thiểu sản men răng là gì?
Men răng là lớp ngoài cùng trong cấu trúc răng có chức năng bảo vệ ngà và tủy răng bên trong. Trong men răng có hai thành phần chính là canxi và fluor giúp hình thành nên men răng. Hai thành phần này có sẵn trong thời kỳ phôi thai và tồn tại trong cơ thể, khi mầm răng sữa và mầm răng vĩnh viễn xuất hiện còn nằm trong xương hàm, nó đã được được các thành phần này bồi đắp để hình thành lên thân răng đầy đủ hoặc cũng có thể liên tục được bồi đắp trong chế độ ăn uống, sinh hoạt hàng ngày. Tuy nhiên, do sự thiếu hụt hoặc xáo trộn các thành phần của men răng, chủ yếu là các thành phần fluor và canxi ngay từ lúc mới sinh ra hoặc trong quá trình phát triển cơ thể không bù đắp đủ, cơ thể không dung nạp hay không đủ bổ xung cho cơ thể dung nạp. dẫn đến men răng yếu đi, xuất hiện các vệt loang lổ trên bề mặt răng, men răng dễ mủn và sứt mẻ.
Thiểu sản men là một bệnh lý khó phục hồi bởi men răng về bản chất không thể tự sản sinh tế bào như các bộ phận khác trên cơ thể. Những bà mẹ trong quá trình mang thai không cung cấp đủ canxi thì đứa trẻ sinh ra có nguy cơ bị thiểu sản men rất cao. Ngoài ra, chế độ chăm sóc răng miệng không tốt có thể làm tổn thương đến cấu trúc răng và có thể dẫn tới tình trạng men răng ngày càng bị bào mòn.
2, Tác hại của bệnh thiểu sản men răng
Biểu hiện dễ nhận thấy nhất của bệnh thiểu sản men răng chính là bề mặt răng xuất hiện nhiều đốm màu vàng, trắng loang lổ không đều nhau và nằm rải rác khắp bề mặt răng. Tình trạng này ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn theo tuổi tác và hoàn toàn không thể khắc phục được bằng cách tẩy trắng răng thông thường.
Ê buốt răng đặc biệt là khi bị kích thích nóng lạnh là tác hại dễ nhận thấy nhất của bệnh thiểu sản men răng. Ban đầu chỉ là những cơn ê buốt nhẹ, thi thoảng gây khó chịu cho người bệnh nhưng dần dần những cơn ê buốt kéo dài và nghiêm trọng hơn.
Khi tình trạng ê buốt không được điều trị kịp thời có thể gây ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai của răng, đặc biệt là khi ăn những thức ăn quá cứng hoặc dai, những thực phẩm chứa nhiều axit hoặc kích thích nóng lạnh đột ngột. Lâu ngày, phần chân răng dễ bị mòn sát tới phần nướu dẫn tới tình trạng tụt nướu. Thiểu sản men răng không phải là bệnh lý gây nguy hiểm ngay tức thời nhưng nó diễn tiến âm thầm, phá hủy cấu trúc răng và là điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn gây sâu răng có thể xâm nhập và gây bệnh.
Bệnh thiểu sản men răng thực chất là sự thiếu hụt hoặc là sự xáo trộn của các thành phần có trong men răng ở mỗi người như canxi hoặc fluor ngay từ khi mới sinh ra hoặc trong quá trình vôi hóa của men răng trong khi răng đang phát triển.
Thiểu sản men răng có những biểu hiện trên men răng tùy vào mức độ thiểu sản nặng hay nhẹ. Có thể chỉ là những điểm đổi màu hoặc là những chỗ bị mất men răng. Nhiều trường hợp thiểu sản men răng nặng sẽ có những biểu hiện như những cơn đau ê buốt khó chịu, sự đổi màu sắc răng, những vết ố vàng nằm rải rác trên bề mặt răng hoặc là tình trạng răng bị mòn cổ răng.
Vì men răng là lớp cứng chắc nhất và có nhiệm vụ bảo vệ răng nên khi bị thiểu sản men, răng sẽ dễ bị sâu răng tấn công hơn. Và men răng cũng không có cơ chế tự phục hồi vì thế không hề có phương pháp điều trị nào đúng nghĩa. Bác sĩ chỉ có thể giúp bạn kích thích sự sản sinh men răng từ bên trong thông qua các loại thực phẩm chứa canxi hoặc fluor. Hoặc bác sĩ cũng có thể sử dụng một số liệu pháp phục hình như bọc răng sứ hay trám răng để giúp bạn khắc phục được tình trạng thiếu sản men răng, ngăn ngừa bệnh phát triển nặng hơn.
II. Bệnh thiểu sản men răng muốn chữa thì chữa bằng cách nào?
Bệnh thiếu sản men răng có thể khắc phục bằng cách kích thích bồi đắp men răng, cách này chỉ đạt được hiệu quả cao đối với lứa tuổi nhỏ chưa thay răng vĩnh viễn mà nằm trong nhóm nguy cơ có thể mắc thiểu sản men đó là những trường hợp : còi xương, suy dinh dưỡng, những trẻ nhỏ yếu ớt hay ốm đau ăn uống kém, chỉ quen ăn một vài thức ăn trong khẩu phần thực đơn không đa dạng…vv. Những trường hợp thiểu sản men răng ở mức độ nặng thì nha sỹ thường chỉ định trám răng hoặc bọc răng sứ. Bản chất của việc trám răng chính tạo dựng một lớp bảo vệ bên ngoài mặt răng bị thiểu sản nhằm hạn chế những tác động từ bên ngoài đến phần ngà răng bên trong khi lớp men răng bên ngoài đã bị bào mòn. Vật liệu trám răng thường được sử dụng là composite có màu sắc gần tương tự như răng thật thật, là một vật liệu nhựa tổng hợp có tính dẻo nên rất dễ dàng điều chỉnh, thao tác sao cho thẩm mỹ nhất. Tuy nhiên, về lâu về dài thì đây không phải là phương pháp hiệu quả nhằm khắc phục tình trạng mòn men bởi vật liệu trám sau 2-3 năm có thể ngả mầu do ngấm mầu thức ăn, nước uống, gây hôi miệng, viêm lợi thậm trí có thể bong bật, khi đó bạn cần đến gặp nha sỹ để hàn trám lại.
Răng trám composite sau 3 năm ngả mầu do ngấm mầu thức ăn – gây hôi miệng
Bọc răng sứ là một trong những phương pháp khắc phục tình trạng thiểu sản men khá hiệu quả. Nha sỹ sẽ sử dụng một mão sứ chế tạo theo dấu răng của bạn để bọc bên ngoài cùi răng. Mão sứ này sẽ có chức năng bảo vệ cho răng khỏi những tác động bên ngoài và đặc biệt răng sứ có độ bền rất cao, thậm chí nếu bạn biết cách giữ gìn, chăm sóc răng miệng tốt thì hiệu quả có thể lên tới hai chục năm. Nếu bạn mong muốn một hiệu quả bền chắc và có khả năng chi phí tốt thì bác sỹ Nha Khoa Quốc Tế Âu Mỹ khuyên bạn nên thực hiện theo phương pháp này an toàn và hiệu quả cho bạn.

Mọi băn khoăn về cách điều trị bệnh thiểu sản men răng và các bệnh lý răng khác, xin vui lòng liên hệ với Nha Khoa Quốc Tế Âu Mỹ theo số điện thoại 04.6294.6507. Chúng tôi luôn sẵn lòng tư vấn cho bạn chi tiết nhất.
Nếu chưa có điều kiện hoặc chưa có thời gian để tới nha khoa thì bạn cần lưu ý: Chải răng sau mỗi bữa ăn để loại sạch mảng bám và các mảnh vụn thức ăn còn sót lại trên răng, hạn chế các thức ăn và thức uống chứa nhiều đường.
Nhưng tốt hơn hết bạn nên nhờ bác sĩ kiểm tra răng định kỳ và trám hoặc phục hồi các răng bị mất men răng nếu thấy cần thiết.